Trẻ đi ngoài ra máu nhầy hoặc tươi là một trong những dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần hết sức chú ý. Bởi nếu như chủ quan, không tìm cách khắc phục có thể gây nên những biến chứng như thấp còi, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là thiếu máu. Vậy tình trạng này do nguyên nhân nào gây nên? Cách khắc phục hiệu quả là gì? Tất cả những băn khoăn thắc mắc trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Trẻ em đi ngoài ra máu là bệnh gì?
Trẻ em đi ngoài ra máu và chất nhầy là hiện tượng trẻ đại tiện có phân màu đen, đỏ đậm hoặc đôi khi là đỏ tươi. Không chỉ vậy, trong phân đôi khi còn có thể kèm theo nhầy, có bọt. Một số trường hợp phân trẻ còn có mùi hôi bất thường.
Trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi thường không xuất hiện một mình mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác. Trẻ có thể bị đau quặn bụng, buồn nôn, sưng nóng hậu môn, mệt mỏi, chán ăn…
Trẻ đi ngoài ra máu tươi cuối bãi là một biểu hiện nguy hiểm. Bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như: bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, viêm loét đại trực tràng, polyp trực tràng, táo bón, ung thư trực tràng…
Đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau
Khi chăm sóc nếu như thấy em bé đi ngoài ra máu tươi, có chất nhầy thì cha mẹ nên lưu ý. Tuyệt đối không được chủ quan mà nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.
Khi đó bác sĩ mới chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời. Nếu như để tình trạng này kéo dài bé có thể đối diện với nhiều biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
II – Nguyên nhân trẻ tiêu chảy ra máu
Có rất nhiều nguyên nhân bé đi ngoài ra máu như:
– Bệnh kiết lỵ: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp ở đường tiêu hóa và khiến cho bé đi ngoài ra máu và nhầy.
Bệnh lý này xảy ra do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, động vật nguyên sinh. Ngoài biểu hiện phân lỏng kèm theo máu khi trẻ bị kiết lỵ còn có một số triệu chứng khác như: Phân có lẫn dịch nhầy, bọt hơi. Mỗi lần trẻ đi vệ sinh thường quấy khóc và trẻ có cảm giác đau hậu môn.
– Polyp đại – trực tràng: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài ra máu. Trẻ gặp phải bệnh lý này có thể là do ăn nhiều chất béo, béo phì, ăn ít chất xơ và thu nạp hàm lượng thịt đỏ cao.
Lồng ruột cấp tính có thể khiến trẻ đi ngoài ra máu
Phần lớn khi trẻ bị polyp đại, trực tràng thường không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu như kích thước polyp tăng lên thì bạn có thể thấy trẻ đi ngoài lẫn máu hoặc bị chảy máu trong trực tràng.
Khi trẻ bị polyp trực tràng, đại tràng không chữa trị kịp thời có thể gây tắc ruột, đau bụng dữ đội. Chính vì vậy, khi trẻ đi ngoài ra máu bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các chuẩn đoán và xét nghiệm cần thiết.
– Lồng ruột cấp tính: Nếu bạn chưa biết tại sao trẻ đi ngoài ra máu thì cũng có thể do lồng ruột cấp tính gây nên. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
Lồng ruột xảy ra khi đoạn ruột bị đảo ngược và chui vào không gian bên trong của đoạn ruột gần kề. Lồng ruột có thể gây tắc ruột và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị kịp thời.
Khi trẻ bị lồng ruột thường có một số triệu chứng như đau bụng dữ đội, ưỡn người, bỏ ăn, lười vận động. Một số trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy kèm nôn trớ.
– Nhiễm vi khuẩn: Tiêu chảy xảy ra là do hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó nhiễm khuẩn được đánh giá là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng nhất.
Tiêu chảy nhiễm khuẩn thường có nhiều triệu chứng khác nhau như: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, trẻ em bị tiêu chảy ra máu, phân có mùi tanh hôi khó chịu….
– Bệnh trĩ: Đi ngoài ra máu ở trẻ em còn có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ. Bệnh lý này có thể gây đau rát hậu môn, khó khăn khi ngồi và đại tiện ra máu.
– Thiếu vitamin K: Vitamin K là một trong những phần không thể thiếu của hệ thống máu đông trong cơ thể. Vì vậy, nếu như bị thiếu hụt có thể gây nên một số rối loạn trong cơ thể. Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu cũng có thể do nguyên nhân này gây nên.
– Bệnh Crohn: Đây là bệnh lý viêm đường ruột có liên quan đến di truyền. Bệnh lý này xảy ra sẽ khiến cho các mô ruột bị viêm nặng nề, không hấp thụ được các chất dinh dưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài không điều trị có thể gây chảy máu và biểu hiện là bé bị tiêu chảy ra máu.
– Thương hàn: Tiêu chảy ra máu ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu của bệnh thương hàn. Triệu chứng của bệnh bao gồm có sốt cao, xuất hiện ban toàn thân, tiêu chảy kèm máu trong phần, đổ mồ hôi bất thường.
Ngoài các nguyên nhân trên, tiêu chảy ra máu ở trẻ em còn có thể do: Viêm túi thừa, nhồi máu ruột non, tắc mạch mạc treo, mụn cóc hậu môn, viêm đại tràng do thiếu máu, xuất huyết đường tiêu hóa…
III – Biểu hiện bé tiêu chảy ra máu
Để nhận biết hiện tượng đi ngoài ra máu ở trẻ em nhanh chóng và chính xác bạn có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây:
– Trẻ có hiện tượng đi ngoài phân lỏng màu đen, đỏ sậm hoặc có máu tươi.
– Một số trường hợp trẻ đi ngoài có lẫn chất nhầy màu hồng và máu.
– Ngoài ra, có nhiều bé đi ngoài ra máu kèm sốt. Có trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sưng nóng hậu môn, đau quặn bụng.
Ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu trên bạn nên tìm cách khắc phục. Tốt nhất nên đi thăm khám để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho phù hợp nhất.
IV – Bé đi ngoài ra máu có sao không?
Trẻ em tiêu chảy ra máu là tình trạng bất thường và có mức độ nguy hiểm. Phần lớn những nguyên nhân gây nên tình trạng này đều là một số bệnh lý. Vì vậy, khi tiêu chảy ra máu đều có thể gây nên những biến chứng nặng nề ở trẻ nhỏ.
Với những trường hợp tiêu chảy ra máu có mức độ nhẹ hơn như thiếu vitamin K, bệnh trĩ,… triệu chứng có thể tiến triển chậm.
Tuy nhiên, nếu cha mẹ chủ quan không xử lý sớm có thể khiến trẻ phải đối mặt với một số hậu quả nghiêm trọng như: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải, chậm phát triển. Đây là câu trả lời cho câu hỏi trẻ đi ngoài ra máu có sao không.
Trẻ em bị tiêu chảy ra máu có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm
Vì vậy, ngay khi nhận thấy những triệu chứng bất thường bạn nên đưa trẻ đi thăm khám ngay. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị.
V – Trẻ đi ngoài ra máu nên ăn gì và tránh ăn gì?
Chế độ ăn uống giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị khi trẻ bị đi ngoài ra máu tươi. Vì vậy, khi trẻ gặp phải tình trạng này bạn nên biết đâu là thực phẩm nên và không nên ăn.
1. Thực phẩm nên ăn khi bị tiêu chảy ra máu ở trẻ nhỏ
Dưới đây là một số thực phẩm bạn nên cho trẻ ăn khi bị tiêu chảy ra máu:
– Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột. Đồng thời chống lại tình trạng đi vệ sinh ra máu tươi.
– Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm chứa magie như khoai lang, đu đủ, chuối, rau dền… Những thực phẩm này sẽ giúp hạn chế tình trạng đi ngoài ra máu.
– Khi trẻ đi ngoài ra máu và nhầy nên cho trẻ ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, hạt mầm nấm, đậu nành, hạt điều bí đỏ… Như vậy sẽ tránh mất mát và thiếu sắt do chảy máu hậu môn.
Cho trẻ ăn các loại rau chứa nhiều vitamin K
– Bắp ngô, trái bơ, táo lê, súp lơ, cải, cũng là những loại quả bạn nên bổ sung khi bé 5 tuổi đi ngoài ra máu tươi.
– Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại quả giàu vitamin C cũng có tác dụng chống oxy hóa, thải độc và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể được tốt nhất.
Vì vậy, nếu như bé của bạn bị tiêu chảy ra máu nên cho bé ăn nhiều cam, bưởi, lê, xoài, măng cụt để mang lại hiệu quả tốt hơn.
( → Xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy ăn chuối được không? Có nên ăn không? Giải đáp )
2. Thực phẩm nên kiêng khi bé bị đi ngoài ra máu tươi
Khi trẻ 2 tuổi đi ngoài ra máu bạn nên tránh một số thực phẩm sau:
– Không cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng.
– Đồ nướng chiên xào là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Tuy nhiên, chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị tiêu chảy ra máu.
– Đồ ngọt bánh kẹo cũng là một trong những thực phẩm bạn không nên cho ăn khi trẻ đi ngoài ra máu đông.
VI – Một số cách chữa đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ
Trẻ đi ngoài ra máu cục khiến cho không ít cha mẹ cảm thấy lo lắng. Bởi nếu như không chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đã có không ít người băn khoăn trẻ đi ngoài ra máu phải làm sao? Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có những phương án điều trị khác nhau.
Dưới đây là một số cách điều trị đi ngoài ra máu ở trẻ em:
1. Bổ sung nước và điện giải đầy đủ
Khi trẻ bị tiêu chảy đi ngoài ra máu trước tiên cha mẹ nên bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể bé. Bởi khi tiêu chảy thường rất dễ khiến cho cơ thể bị mất nước. Nếu như không được bổ sung nước kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn cho trẻ uống nước theo nhu cầu hàng ngày. Ngoài bổ sung nước lọc thì bạn có thể cho trẻ uống thêm các loại nước trái cây, sữa… vừa giúp bù nước bị mất vừa bù được lượng điện giải bị thiếu hụt.
2. Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cũng là cách chữa đi ngoài ra máu cho trẻ mà bạn có thể tham khảo. Trong một số trường hợp có thể sử dụng kháng sinh nếu do vi khuẩn gây nên và có hiện tượng nhiễm trùng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê một số loại thuốc để điều trị các triệu chứng như: Thuốc chống nôn, thuốc bổ sung men vi sinh, thuốc giảm tiêu chảy, thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, cha mẹ không được tự ý mua bất cứ loại thuốc nào về điều trị. Khi dùng thuốc bắt buộc phải uống theo đơn kê của bác sĩ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
3. Phẫu thuật
Trẻ đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của tình trạng lồng ruột, polyp đường ruột… Để chữa trị trong trường hợp này bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật.
4. Đi gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị theo phác đồ
Hầu hết các trường hợp bị tiêu chảy ra máu thường khá nguy hiểm. Nếu như không chữa trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu như bạn không biết làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức. Khi trẻ bị tiêu chảy ra máu kèm theo chất nhầy, sốt phải được điều trị tại các cơ sở y tế. Yêu cầu quan trọng nhất đó chính là nhanh chóng, kịp thời để không làm phát sinh những biến chứng bệnh nặng hơn.
Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để biết được nguyên nhân và cách điều trị phù hợp
Cha mẹ ngay khi thấy trẻ có những biểu hiện sau thì nên đưa đi thăm khám ngay:
– Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân đẫm máu.
– Sức khỏe suy giảm, người mệt mỏi.
– Sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Đau bụng, sưng bụng, sốt cao.
– Buồn nôn hoặc bị nôn.
– Sờ thấy những cục khối nổi lên trong bụng.
– Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.
Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám và làm cách xét nghiệm cần thiết để biết được chính xác nguyên nhân. Sau đó sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
VII – Cách phòng tránh để trẻ không đi ngoài ra máu
Việc điều trị trẻ em đi ngoài ra máu không hề đơn giản. Chính vì vậy, ngay từ đầu bạn nên áp dụng ngay một số biện pháp dưới đây để phòng tránh giúp trẻ hạn chế mắc phải hiện tượng này.
– Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ, khoa học. Đặc biệt, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K như cần tây, súp lơ, củ cải…
– Cho trẻ ăn các thực phẩm bổ máu.
– Nấu chín thực phẩm, chế biến ở dạng lỏng và mềm để giảm áp lực lên cơ quan hệ tiêu hóa.
Cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày để tạo thành thói quen
– Tập thói quen đi ngoài hàng ngày. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Khi đi đại tiện không nên ngồi xổm hoặc rặn quá mạnh. Giảm bớt những tác lực lên vùng hậu môn, trực tràng.
– Nên cho trẻ đi bộ, vận động nhẹ nhàng để thúc đẩy nhu động ruột đường tiêu hóa và lưu thông máu.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trẻ đi ngoài ra máu từ nguyên nhân, biểu hiện cho đến cách điều trị. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Nếu như bạn muốn tư vấn thêm về bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.