Trẻ bị táo bón là một trong những dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Khi tình trạng này kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những biểu hiện của táo bón bạn nên tìm hiểu hiểu nguyên nhân, cách khắc phục để tránh gây ra những hậu quả xấu.
Nội dung chính
I – Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ
Bé bị táo bón là tình trạng bé đi đại tiện ít hơn 3 lần trên một tuần. Mỗi lần đi vệ sinh thường khó khăn, phân cứng, bé quấy khóc và cảm thấy khó chịu.
Trẻ bị táo bón do thiếu chất xơ
Táo bón ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó được phân thành 2 nguyên nhân chính là: Nguyên nhân chức năng chiếm khoảng 95% và nguyên nhân thực thể chiếm khoảng 5%.
1. Nguyên nhân chức năng khiến trẻ bị táo bón
– Thường xuyên nhịn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ. Bởi khi trẻ nhịn đi đại tiện lâu sẽ khiến cho phân trong ruột già to lên, nước cũng bị tái hấp thu làm phân khô cứng, hiện tượng này sẽ khiến cho trẻ gặp khó khăn mỗi lần đi vệ sinh.
– Thay đổi thức ăn từ dạng lỏng sang dạng đặc một cách đột ngột cũng có thể gây táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi.
– Táo bón ở trẻ xảy ra cũng có thể do cai sữa mẹ. Bởi khi cai sữa sẽ khiến bé mất đi một lượng nước cho cơ thể.
– Sử dụng sữa công thức không phù hợp hoặc pha sữa không đúng cách có thể gây nên hiện tượng táo bón ở trẻ.
– Bên cạnh đó, khi chế độ ăn của trẻ bị thiếu chất xơ cũng sẽ gây ra tình trạng táo bón.
2. Nguyên nhân thực thể
Ngoài những nguyên nhân chức năng thì táo bón ở trẻ còn có thể do các nguyên nhân chức năng gây nên như:
– Bệnh đái tháo đường: Nếu như trẻ mắc phải bệnh lý này hệ tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng và biểu hiện thường thấy đó chính là táo bón.
– Bệnh cường giáp: Khi trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ làm giảm đi các hoạt động của cơ ruột gây táo bón.
– Bệnh phì đại tràng: Đối với những trẻ mắc bệnh phì đại tràng bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với những trẻ bình thường. Bệnh lý này sẽ khiến cho trẻ bị nhẹ cân, ói mửa, phân có kích thước nhỏ hơn.
Ngoài ra, khi trẻ mắc phải một số bệnh lý như bại não, chậm phát triển thần kinh cũng rất dễ bị táo bón.
Táo bón ở trẻ em trên 1 tuổi cũng có thể do việc sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh, thuốc kháng acid…
( → Xem thêm: Táo bón sau sinh mổ, thường: Nguyên nhân, điều trị, phòng tránh)
II – Biểu hiện trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà việc điều trị táo bón ở trẻ em cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của táo bón để ngăn chặn tình trạng táo bón kéo dài có vai trò hết sức quan trọng.
Trẻ bị táo bón thường quấy khóc khó chịu
Khi trẻ bị táo bón thường có một số biểu hiện sau:
– Số lần đi đại tiện thường ít hơn 3 lần trong 1 tuần.
– Trẻ có dấu hiệu đi đại tiện khó khăn. Mỗi lần đi thường rặn đỏ mặt và khó chịu.
– Trẻ bị đau rát hậu môn sau mỗi lần đi đại tiện. Có một số trường hợp còn xuất hiện máu kèm trong phân do nứt kẽ hậu môn.
– Phân của trẻ khô, lổn nhổn.
– Ngoài ra, nếu như trẻ bị táo bón còn có một số dấu hiệu khác như: Đau bụng, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn, thay đổi tính nết…
– Đối với những trẻ em khi bị táo bón nặng thì kích thước phân to hơn, tồn đọng lại trong trực tràng.
III – Hậu quả của táo bón ở trẻ em
Nếu cha mẹ không phát hiện sớm và có cách trị bệnh táo bón ở trẻ em phù hợp, hiệu quả trẻ có thể phải đối mặt với một số hậu quả sau:
Trẻ bị táo bón thường chậm tăng cân
– Phát triển không đồng đều về thể chất và trí tuệ là hậu quả mà trẻ có thể gặp khi bị táo bón.
– Trẻ gặp phải chứng biếng ăn vì mỗi khi ăn xong sẽ phải đi vệ sinh, điều này sẽ khiến cho trẻ bị ám ảnh nên không muốn ăn. Bên cạnh đó, trẻ không đi đại tiện được sẽ có cảm giác khó chịu, đầy chướng bụng, làm trẻ ăn uống không ngon.
– Tăng nguy cơ bị biến chứng đối với những trẻ có bệnh lý mạn tính như hen, thoát vị hoành, thoát vị bẹn…
– Tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng, đây là một trong những hậu quả nguy hiểm mà trẻ có thể phải đối mặt khi bị táo bón.
– Tăng nguy cơ mắc một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, rối loạn tiêu hóa…
Nếu như không chữa táo bón cho trẻ nhỏ thì trẻ có thể phải đối mặt với rất nhiều hậu quả nguy hiểm. Chính vì vậy, ngay khi bạn nhận thấy những dấu hiệu nên tìm cách trị cho phù hợp và hiệu quả.
IV – Cách trị táo bón ở trẻ em
Có nhiều cách trị táo bón ở trẻ nhỏ, tuy nhiên trước khi áp dụng cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ. Tốt nhất, nên đưa trẻ đi thăm khám, tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được phác đồ điều trị tốt nhất.
Tùy vào từng mức độ táo bón mà các bác sĩ có thể đưa ra các cách trị táo bón cho trẻ nhỏ như sau:
1. Duy trì cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chữa táo bón cho trẻ em an toàn và hiệu quả chúng ta cần phải có một chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe của bé. Đối với những trẻ bị táo bón nặng cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
Ảnh 4: Bổ sung đủ chất xơ cho trẻ bằng hoa quả và rau xanh
Bạn cũng có thể bổ sung các loại trái cây có chứa nhiều chất xơ, nhuận tràng để giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề sau:
Đối với những trẻ đang bú mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều. Bởi trong sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng protein và chất béo, chất xơ, nước… Như vậy sẽ giúp phân bé luôn mềm ngay cả khi không đi vệ sinh một 2 ngày. Đây chính là một trong những cách chữa táo bón cho trẻ nhỏ hiệu quả an toàn.
Đối với những trường hợp táo bón ở trẻ em 2 tuổi, táo bón ở trẻ em 4 tuổi thường ăn ngũ cốc, cháo, sữa nên có thể thiếu chất xơ. Vì vậy, bạn nên chú ý bổ sung và cho trẻ ăn uống hợp lý để tránh bị táo bón.
Để điều trị bị táo bón ở trẻ em lớn hơn thì bạn cũng có thể cho trẻ ăn nhiều rau, uống nhiều nước và hướng dẫn tránh để cho trẻ nhịn đi vệ sinh.
( → Xem thêm cách trị táo bón khi mang thai TẠI ĐÂY)
2. Thúc đẩy các hoạt động thể chất cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì bạn có thể tập cho bé những động tác nhẹ nhàng về tay và chân. Đây được xem là một trong những mẹo chữa táo bón cho trẻ nhỏ hiệu quả.
Với những trẻ lớn hơn thì bạn có thể khuyến khích trẻ vận động ngoài trời bằng những môn thể thao đơn giản. Cách trị táo bón cho trẻ em này cũng được rất nhiều cha mẹ áp dụng.
3. Áp dụng một số mẹo trị táo bón cho trẻ em
Đối với những bé bị táo bón trong 3 -4 ngày không đi đại tiện hoặc kéo dài cả tuần bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa táo bón cho trẻ em sau đây:
- Dùng rau mồng tơi ngoáy hậu môn
Theo kinh nghiệm dân gian thì sử dụng ngọn mùng tơi ngoáy hậu môn sẽ giúp trẻ có cảm giác muốn đi đại tiện. Để trị táo bón cho trẻ nhỏ nhỏ bằng cách này bạn thực hiện như sau:
Chuẩn bị 1- 2 ngọn rau mồng tơi rửa sạch ngâm với nước muối loãng. Sau đó để ráo nước, mang tước bỏ phần vỏ rồi ngoáy vào hậu môn của bé trong khoảng 10-15 phút. Với cách này sẽ giúp trẻ có được cảm giác muốn đi đại tiện và đi dễ dàng hơn.
- Mẹo trị táo bón ở trẻ em bằng mật ong
Nhiều cha mẹ cũng sử dụng mật ong để chữa bệnh táo bón ở trẻ em. Cách thực hiện như sau:
Trước tiên bạn cần chuẩn bị mật ong nguyên chất, tăm bông, nước sạch.
Pha mật ong với nước theo tỷ lệ 1:3 rồi dùng tăm bông thấm vào dung dịch. Bạn nhẹ nhàng đưa tăm bông vào trong hậu môn của bé.
Khi mật ong vào bên trong hậu môn sẽ kích thích nhu động nên sẽ giúp bé đi vệ sinh dễ dàng hơn.
4. Thay đổi sữa
Một số trẻ bị táo bón do uống sữa. Vì vậy, để điều trị bạn nên thử thay đổi sữa uống cho bé.
Trên thị trường hiện nay có một số loại sữa chống táo bón cho trẻ em. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn để khắc phục tình trạng táo bón cho bé.
5. Sử dụng viên đặt hậu môn Eglidons Kid
Nếu như bạn đã áp dụng tất cả những cách trên nhưng tình trạng táo bón ở trẻ vẫn chưa được khắc phục hãy sử dụng viên đặt trị táo bón Eglidons Kid. Sản phẩm hiện đang được Đại Bắc Group phân phối trên thị trường.
Điều trị táo bón cho trẻ bằng viên đặt hậu môn Eglidons Kid
Viên đặt trị táo bón sẽ hỗ trợ giúp quá trình đi đại tiện của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Khi sử dụng sản phẩm này bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi:
Viên đặt hậu môn trị táo bón Eglidons Kid chứa glycerol tự nhiên nên sẽ tác động tại chỗ, ít gây tác dụng phụ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Thuốc chữa táo bón cho trẻ em có nhiều loại, nhưng sản phẩm Eglidons Kid được bào chế dưới dạng đặt nên dễ sử dụng không gây cảm giác khó chịu, đau đớn.
Sản phẩm mang lại hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 15-30 phút sau khi đặt thì việc đi đại tiện của bé sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sản phẩm chữa táo bón ở trẻ nhỏ Eglidons Kid đã được Bộ y tế cấp phép và lưu hành dưới dạng thiết bị Y tế nhóm A. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
V – Cách phòng tránh táo bón ở trẻ em
Để phòng tránh táo bón ở trẻ em bạn nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
– Nên cho trẻ ăn đủ lượng, đủ bữa mỗi ngày.
– Bổ sung hoa quả, rau xanh cho trẻ với lượng phù hợp.
Cho trẻ vận động thường xuyên
– Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
– Cho trẻ vận động thường xuyên tránh ngồi quá nhiều.
Hy vọng, với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị khi trẻ bị táo bón. Nếu bạn cần tư vấn hoặc có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ của Eglidons qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.