Bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? Là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này.
Nội dung chính
I – Rối loạn tiêu hóa có sốt không?
Rối loạn tiêu hóa xuất hiện do sự cơ thắt không đều của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa. Tình trạng này sẽ gây nên những cơn đau bụng bất thường.
Rối loạn tiêu hóa thường sẽ khiến cho người bệnh bị đi ngoài, đầy bụng, khó chịu hoặc táo bón. Vậy rối loạn tiêu hóa có bị sốt không?
Một số trường hợp khi gặp phải tình trạng này thường kèm theo sốt. Nguyên nhân chủ yếu gây sốt là do người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thức ăn khi ăn phải những thực phẩm ôi thiu.
Nhiều người khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo sốt
Sốt chính là một phản ứng nội sinh tự nhiên của cơ thể để phản ứng lại với các chất lạ hay vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
Như vậy, với câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? Chắc hẳn bạn đã có được đáp án. Nếu như người bệnh bị sốt sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi vì tình trạng mất nước, mất chất cân bằng điện giải, thậm chí còn có những trường hợp nguy hiểm đến tính mạng.
Khi người lớn hoặc trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa sốt còn kèm theo một số dấu hiệu khác như:
– Nôn trớ: Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và dưới 12 tháng tuổi.
– Táo bón: Đây là dấu hiệu của chứng rối loạn cơ năng hoặc là dấu hiệu bất thường của bệnh lý nào đó.
– Tiêu chảy: Nhiều bé bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt và tiêu chảy cấp, đại tiện phân lỏng, đi vệ sinh trên 3 lần trong ngày.
– Ngoài ra, nhiều người còn bị đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, chán ăn…
II – Rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt xử lý thế nào?
Với các thông tin trên bạn đã biết được rối loạn tiêu hóa có gây sốt không? Khi người bệnh bị sốt cao không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu ý đến dấu hiệu này.
1. Cách điều trị khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm sốt
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa sốt nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ nhanh chóng chấm dứt. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan có thể khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm ruột, gây tổn thương ruột mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Không chỉ vậy, các chức năng của hệ tiêu hóa cũng sẽ bị suy giảm đi. Lượng thức ăn trong cơ thể của trẻ không được tiêu hóa hoàn toàn.
Như vậy, sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển của các vi khuẩn có hại gây bệnh cho bé. Hệ quả dễ thấy nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng, không thể phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như trí não.
Mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn hàng ngày cho con
Vì vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa sốt mẹ nên:
– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp: Đối với mỗi lứa tuổi sẽ có những nhu cầu ăn khác nhau. Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn giàu chất đạm, mỡ, đường thay vào đó nên tăng cường tinh bột và chất xơ.
Cân đối thời gian cho trẻ ăn hợp lý, không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều vì đến bữa chính sẽ khiến trẻ lười ăn. Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn hàng ngày của trẻ thay vì cho ăn 3 bữa bạn chia thành 5-6 lần.
– Bù nước và điện giải: Nếu như trẻ đi ngoài liên tục kèm sốt cao bạn nên cho trẻ uống bù nước và điện giải. Bạn có thể cho trẻ uống nước lọc, hoa quả hoặc oresol. Nếu như trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ không thể bổ sung bằng đường uống mà phải truyền dịch.
( → Xem thêm: Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách xử lý )
2. Chữa trị rối loạn tiêu hóa sốt ở người lớn
Nếu như người lớn bị rối loạn tiêu hóa ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống người bệnh có thể sử dụng thuốc. Một số loại thuốc kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nặng cần được cấp cứu kịp thời tại bệnh viên. Người bệnh sẽ được truyền dịch nếu như mất nước nặng do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Người lớn nên đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp
Khi người lớn hoặc trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa sốt kèm theo các biểu hiện sau nên nhanh chóng đưa đi thăm khám bác sĩ:
– Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày và diễn ra trong thời gian dài.
– Nôn ói nhiều người bệnh có cảm giác mệt mỏi không ăn uống được.
– Tình trạng bệnh trở nặng hơn, sốt cao liên tục.
– Người bệnh có cảm giác khát nước liên tục.
– Ăn uống kém, trẻ bỏ bú, sụt cân nghiêm trọng.
– Các dấu hiệu không thuyên giảm sau 2 ngày điều trị tại nhà.
Khi đến bệnh viện bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để biết được chính xác nguyên nhân, mức độ bệnh. Sau đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Hy vọng, với những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi bị rối loạn tiêu hóa có sốt không? Để được tư vấn trực tiếp bạn hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.