Rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện điển hình xảy ra ở hệ tiêu hóa và có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng này từ nguyên nhân, biểu hiện cho đến cách điều trị phù hợp.
Nội dung chính
- I – Bị rối loạn tiêu hoá là gì?
- II – Nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa
- III – Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
- IV – Bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
- V – Rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi?
- VI – Rối loạn tiêu hóa và cách chữa trị hiệu quả
- VII – Phòng tránh rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?
I – Bị rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng co thắt bất thường của các cơ vòng tiêu hóa dẫn đến việc thay đổi thói quen đi đại tiện, đau bụng cùng với rất nhiều biểu hiện khác. Nếu như những triệu trứng kéo dài trên 6 tháng được gọi là rối loạn tiêu hóa kéo dài.
II – Nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa
Để có cách điều trị rối loạn tiêu hóa phù hợp, an toàn mang lại hiệu quả cao trước tiên cần phải xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Có thể điểm qua một số yếu tố gây rối loạn tiêu hóa đầy hơi:
– Do thực phẩm: Ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc sử dụng một số thực phẩm không rõ nguồn gốc, bị ôi thiu dễ dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, nếu như bạn ăn uống không điều độ, không đúng bữa cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa
– Sử dụng đồ uống có cồn: Một nguyên nhân rối loạn tiêu hóa sốt khác có thể là bạn do sử dụng đồ uống có cồn. Khi uống quá nhiều bia rượu sẽ khiến cho cơ thể mất đi một lượng lớn men tiêu hóa, dẫn đến việc mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Không chỉ vậy, khi sử dụng nhiều đồ uống này còn gây tổn thương niêm mạc, dẫn đến hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, nhiều người thường gặp phải những triệu chứng rối loạn tiêu hóa sau mỗi cuộc nhậu như đầy bụng, đi ngoài phân lỏng.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh: Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không được ổn định ở cả trẻ em và người lớn.
Khi sử dụng kháng sinh trong một thời gian dài sẽ khiến cho những vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Điều này cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển mạnh gây nên những vấn đề về đường ruột. Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa do kháng sinh thường xuất hiện sau 2 -7 ngày sử dụng thuốc.
– Bệnh lý liên quan đến dạ dày: Các bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày, tá tràng… gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất.
– Viêm đại tràng: Biểu hiện rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh viêm đại tràng. Viêm đại tràng xảy ra có thể là do lỵ amip, shigella… gây nên hội chứng ruột kích thích.
Ngoài ra, một số trẻ uống rota bị rối loạn tiêu hóa.
III – Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa biểu hiện như thế nào? Là câu hỏi được khá nhiều đặt ra, bởi không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này.
Rối loạn tiêu hóa triệu chứng biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau. Chúng có thể xảy ra ở đồng thời nhiều bộ phận của hệ tiêu hóa hoặc cũng có thể chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận nhất định.
Dưới đây là các dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa thường gặp:
– Rối loạn đại tiện: Triệu chứng này thường tiến triển chậm nhưng mức độ sẽ ngày càng nặng hơn. Người bệnh thường cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, khi thì táo bón, lúc tiêu chảy và việc đi đại tiện cũng không còn đều đặn giống như trước. Một số trường hợp bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại, hai thể này còn xen kẽ với nhau.
Bị rối loạn tiêu hóa thường gây ra những cơn đau bụng
– Đau bụng: Những cơn đau bụng cũng là triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa. Người bệnh có thể bị đau âm ỉ hoặc chúng bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, nhưng cũng có khả năng diễn ra tại nhiều vị trí khác.
– Chướng bụng: Nếu bạn chưa biết rối loạn tiêu hóa có triệu chứng gì đây sẽ là câu trả lời rõ nhất. Khi bạn bị rối loạn tiêu hóa sau sinh sẽ cảm thấy bụng căng cứng, khó chịu đặc biệt là sau khi ăn xong. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do thức ăn chưa được tiêu hóa hết nên chúng ứ đọng trong hệ tiêu hóa.
– Ợ nóng, ợ hơi: Những rối loạn xảy ra tại tá tràng và dạ dày sẽ gây nên hiện tượng ợ nóng và ợ hơi. Nếu như bạn thấy mình có những điều trên cho thấy mình đang bị rối loạn hệ tiêu hóa.
– Buồn nôn, nôn mửa: Rối loạn tiêu hóa có biểu hiện gì? Ngoài những dấu hiệu trên ở một số người bệnh còn bị buồn nôn, thậm chí là nôn mửa nhiều.
– Chán ăn: Rối loạn tiêu hóa dấu hiệu là chán ăn. Người bệnh sẽ có cảm giác đắng miệng và không muốn ăn uống gì.
IV – Bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Rối loạn tiêu hóa sẽ trở nên nguy hiểm nếu như không được điều trị dứt điểm. Người bệnh sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất tiện trong cuộc sống thường ngày.
Rối loạn tiêu hóa biểu hiện là táo bón sẽ gây nên một số vấn đề về trực tràng, hậu môn. Rủi ro lớn nhất vẫn là bệnh trĩ.
Chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm khiến cho việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể gặp khó khăn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi, chán ăn…
Rối loạn tiêu hóa buồn nôn, nôn sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, suy kiệt vì thức ăn không được nạp vào cơ thể.
Nặng hơn nếu như hệ sinh thái vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng trong thời gian dài còn gây nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý như viêm đại tràng, viêm ruột…
Đối với trẻ em khi rối loạn tiêu hóa thường có nguy cơ còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch chậm phát triển…
Bạn nên nhận biết sớm các triệu chứng cũng như có cách điều trị phù hợp để hạn chế gặp phải những biến chứng nêu trên.
V – Rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi?
Rối loạn tiêu hóa bao lâu mới hết sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng cơ địa của mỗi người. Đối với người lớn tình trạng này có thể chấm dứt sau 1-2 ngày. Trẻ em sẽ cần thời gian dài hơn từ vài ngày cho đến vài tuần mới khỏi.
Ngoài ra, nếu như bạn xác định được chính xác nguyên nhân và lựa chọn đúng phương pháp điều trị bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Nếu như rối loạn hệ tiêu hóa ở mức độ nhẹ cũng sẽ sớm khỏi hơn khi bệnh ở tình trạng nặng.
( → Xem thêm: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng ăn gì? Lời khuyên từ chuyên gia )
VI – Rối loạn tiêu hóa và cách chữa trị hiệu quả
Hiện tượng này do nhiều yếu tố khác nhau gây nên, vì vậy cách xử lý rối loạn hệ tiêu hóa cũng sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Do đó, việc mà bạn cần phải làm đầu tiên đó chính là tìm hiểu vì sao mình gặp phải bệnh lý này.
Khi đã xác định được đúng nguyên nhân sẽ có hướng điều trị đúng đắn nhất. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc đông tây, y chuyên điều trị rối loạn hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Nếu như bạn chưa biết trẻ rối loạn tiêu hóa phải làm sao hãy tham khảo ngay một số cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:
1. Thay đổi lại chế độ dinh dưỡng
Thức ăn và nước uống được xem là một trong những tác nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, việc cân bằng dinh dưỡng được xem là điều cần thiết khi điều trị bệnh lý này.
Bạn nên thực hiện việc ăn chín uống sôi, không nên ăn đồ cay nóng, quá chua, hoặc có nhiều chất đạm, nhiều dầu mỡ. Đối với những người bị tiêu chảy không nên ăn nhiều thức ăn chứa chất xơ và nên bổ sung men tiêu hóa.
Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra để tránh tạo áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
Chọn chế độ ăn uống phù hợp
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm phù hợp nhiều người còn băn khoăn rối loạn tiêu hóa uống nước gì? Một số trường hợp bị tiêu chảy nặng, đi ngoài nhiều lần trong ngày bạn nên bổ sung nước và điện giải.
Bạn cũng có thể uống thêm nước ép trái cây, nước canh, rối loạn tiêu hóa uống trà gừng để giúp cơ thể bớt mệt mỏi do mất nước.
2. Sử dụng thuốc
Dùng thuốc hiện đang là một trong những phương pháp điều trị rối loạn hệ tiêu hóa được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Rối loạn tiêu hóa uống gì phải do bác sĩ chỉ định. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về nhà chữa trị. Bởi nếu như dùng không đúng loại thuốc sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với trẻ nhỏ mẹ cũng không nên áp dụng bất cứ bài thuốc dân gian nào. Bởi những phương pháp này chưa được chứng minh về tính an toàn cũng như hiệu quả. Nếu muốn biết rối loạn tiêu hóa nên làm gì? Bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhất.
3. Điều trị tại bệnh viện
Khi người bệnh gặp phải một số triệu chứng dưới đây cần phải đưa đến bệnh viện điều trị ngay:
– Rối loạn có gây sốt cao.
– Rối loạn tiêu hóa đi ngoài ra máu.
– Nôn ói nhiều lần, kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi không thể ăn uống được.
– Bệnh trở nặng, người bệnh luôn khát nước.
VII – Phòng tránh rối loạn tiêu hóa bằng cách nào?
Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và chế độ sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
– Nên ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống có tính kích thích cho hệ tiêu hóa.
– Đối với những người bị táo bón cần bổ sung rau xanh hoa quả để hỗ trợ quá trình đảo thải ra khỏi cơ thể.
Không uống bia rượu hút thuốc lá
– Bổ sung một số loại men vi sinh, lợi khuẩn tốt cho hệ đường ruột.
– Tập thói quen đi vệ sinh khoa học và đều đặn mỗi ngày 1 lần vào cùng một thời điểm.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và một số biện pháp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa. Để được tư vấn trực tiếp cụ thể hơn bạn hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.
Bình luận (0)
Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.