Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội thường gặp ở những người phải đứng nhiều, ngồi lâu, ăn uống không đảm bảo khoa học, táo bón kéo dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này để tìm biện pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm tìm hiểu về dạng trĩ này thì đừng bỏ qua những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này.

I – Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình hoặc giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở vùng hậu môn trực tràng. Giai đoạn đầu, búi trĩ chỉ là một khối thịt có kích thước rất nhỏ nằm ở phía dưới đường lược. Sau khi bệnh trĩ phát triển thì khối thịt này sẽ to dần lên và có hiện tượng sa ra ngoài.

Búi trĩ có thể xuất hiện ở phía dưới hoặc phía trên đường lược của ống hậu môn. Do đó, bệnh trĩ được phân làm 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ nội là gìHình ảnh bệnh trĩ nội độ 1

Với trĩ nội bạn có thể nhận biết qua vị trí mọc búi trĩ. Búi trĩ sẽ nằm ở trong ống hậu môn, người bệnh không có cảm giác đau đớn nhưng có thể bị chảy máu mỗi lần đi ngoài hoặc đau rát, chảy dịch ở hậu môn rồi mới thấy có sa búi trĩ.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà trĩ nội được chia thành 4 độ khác nhau: Bệnh trĩ nội độ 1, bệnh trĩ nội độ 2, bệnh trĩ nội độ 3, bệnh trĩ nội độ 4. Khi bệnh đã phát triển đến độ 4 thì búi trĩ đã sa thường trực ra bên ngoài hậu môn. Khi đẩy cũng không thể co lên, lúc này có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm, hoại tử… búi trĩ.

II – Nguyên nhân gây trĩ nội

Trĩ nội do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như:

– Ngồi nhiều: Nhiều trường hợp bị trĩ nội do phải ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày. Khi ngồi quá nhiều không chỉ gây trĩ nội mà còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các bệnh khác.

– Mang thai: Bệnh lý này xảy ra cũng có thể do quá trình mang thai. Bởi khi mang thai, các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn do phải chịu áp lực từ sự mở rộng của tử cung và thai nhi.

Hình ảnh bệnh trĩ nội độ 1Ngồi nhiều là một nguyên nhân gây trĩ nội

– Chế độ ăn thiếu khoa học: Bệnh trĩ xảy ra cũng có thể do chế độ ăn thiếu khoa học. Ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ lượng nước cho cơ thể gây táo bón lâu ngày cũng khiến cho bệnh trĩ hình thành.

– Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài: Cả hai tình trạng này khi kéo dài đều có thể gây nên bệnh trĩ.

– Do tuổi tác: Khi con người càng lớn tuổi, hậu môn càng suy yếu. Đây cũng là lý do giải thích vì sao bệnh lý này thường gặp ở những người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.

– Khiêng vác các vật nặng thường xuyên: Khi khiêng những vật có trọng lượng nặng sẽ khiến cho phần khu vực xương chậu phải chịu một trọng lượng lớn. Khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức tạo nên búi trĩ nội.

Ngoài ra, bệnh lý này còn có một số nguyên nhân khác như: Do ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi ngoài, căng thẳng mệt mỏi kéo dài hay ít vận động, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ,…

Khi nắm được các nguyên nhân cũng sẽ giúp bạn tìm được cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất. Để từ đó hạn chế được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

( → Xem thêm: Bệnh trĩ sau sinh thường, mổ phải làm sao? Biểu hiện và điều trị )

III – Trĩ nội có mấy cấp độ? 

Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ có những triệu chứng khác nhau như sau:

1. Trĩ nội cấp độ 1

Nhiều người thường băn khoăn không biết bệnh trĩ nội độ 1 là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh trĩ và bạn có thể nhận biết bệnh sớm thông qua một số dấu hiệu sau:

Đi ngoài ra máu, lúc đầu có thể chỉ dính trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu như bệnh trở nặng hơn thì máu có thể chảy giọt hoặc bắn thành từng tia.

Khi bị trĩ ở cấp độ 1 nhiều người còn có hiện tượng đau rát mỗi lần đi ngoài. Một số người bệnh có thể bị ngứa hậu môn gây khó chịu.

Có tình trạng táo bón kéo dài.

Giai đoạn này nếu không có cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 sớm và phù hợp sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn và chuyển sang cấp độ thứ 2. Thậm chí việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

2. Trĩ nội cấp độ 2

Trĩ nội ở cấp độ 1 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ chuyển sang cấp độ 2. Khi bệnh đã chuyển sang cấp độ 2 thì những dấu hiệu sẽ trở nên nặng hơn. Để biết bệnh trĩ nội độ 2 là gì bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu nhận biết sau:

Đi ngoài ra máu nhiều hơn.

Mỗi lần đi ngoài đều bị đau rát hậu môn, điều này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu và sợ đi ngoài.

Ngứa hậu môn.

Đặc biệt, có một cục thịt nhỏ lòi ra mỗi khi đi ngoài. Tuy nhiên, nó sẽ tự co lên ngay, đây chính là búi trĩ.

Nhiều người bị trĩ nội ở giai đoạn 2 nhưng thường có tâm lý ngại không dám đi khám và chịu sống cùng bệnh. Cho đến khi đau quá thì bệnh đã chuyển biến nặng hơn. Do đó, ngay khi gặp những dấu hiệu trên bạn nên tìm cách chữa bệnh trĩ nội độ 2 càng sớm càng tốt.

3. Trĩ nội cấp độ 3

Triệu chứng trĩ nội ở cấp độ 3 cũng đã trở nên rõ ràng hơn. Bạn có thể nhận biết bệnh qua một số dấu hiệu như sau:

Lượng máu chảy ra khi đi vệ sinh ít hơn.

Búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lên nếu như người bệnh không tác động và không đẩy vào.

Cảm thấy đau rát, ngứa ngay cả không đi ngoài. Không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ.

Nhiều người bệnh thường chủ quan khi ở giai đoạn này lượng máu chảy ít đi nên không đi thăm khám và điều trị. Nếu như không có cách điều trị bệnh trĩ nội độ 3 thì người bệnh có thể phải tiến hành phẫu thuật.

4. Trĩ nội cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ với các dấu hiệu nhận biết như:

Búi trĩ tự sa ra ngoài ngay cả khi không đi đại tiện.

Không thể đẩy búi trĩ vào bên trong.

Cảm thấy đau đớn, khó chịu dù đứng yên hoặc di chuyển.

Khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn này sẽ khiến cho hậu môn có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn hoặc nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng.

IV – Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Có đau không?

Trĩ nội ở cấp độ 1 sẽ không gây nguy hiểm cho người bệnh. Đây cũng là lý do khiến nhiều người chủ quan không tìm biện pháp chữa trị bệnh ngay ở giai đoạn đầu tiên.

Nếu như trĩ nội kéo dài phát triển lên cấp độ 3, độ 4 mà không chữa trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Từ đó làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm khôngTrĩ nội có đau không? Người bị trĩ nội độ 3 và 4 thường có cảm giác đau đớn ở vùng hậu môn

Một số biến chứng có thể kể đến như:

– Sa nghẹt hậu môn, tình trạng này xảy ra khi búi trĩ quá lớn, sa xuống làm chặn một phần hoặc toàn bộ ống hậu môn. Khi bị sa nghẹt hậu môn sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu gặp khó khăn trong việc đi lại.

– Thiếu máu cũng là biến chứng nguy hiểm do trĩ nội gây nên. Khi máu chảy quá nhiều sẽ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, suy nhược cơ thể hay ốm vặt…

– Nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những biến chứng người bệnh có thể gặp phải khi bị trĩ nội.

Nếu không có cách điều trị bệnh trĩ nội hiệu quả người bệnh còn có thể bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là ở cấp độ 4. Khi bệnh ở cấp độ này sẽ khiến cho các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào búi trĩ, khiến búi trĩ hoại tử rất nguy hiểm.

– Ngoài ra, khi bị trĩ nội nếu không điều trị có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Có thể thấy, trĩ nội không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà còn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh bạn nên tìm cách điều trị phù hợp.

V – Bệnh trĩ nội kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị trĩ nội. Do đó, có rất nhiều người băn khoăn không biết bệnh trĩ nội nên ăn gì và kiêng gì?

Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn dành cho những người bị trĩ nội:

1. Bị trĩ nội nên kiêng ăn gì?

Người bệnh nên tránh ăn một số thực phẩm sau: 

– Đồ cay nóng như ớt, gừng, tiêu…

– Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào.

– Các chất uống kích thích như bia, rượu, thuốc lá.

Đây là những thực phẩm dành cho người chưa biết bệnh trĩ nội nên kiêng gì. Khi bạn tránh xa được các thực phẩm trên thì các triệu chứng sẽ dần biến mất.

2. Bệnh trĩ nội nên ăn gì?

Người bị trĩ nội nên ăn một số thực phẩm sau:

– Ăn nhiều các loại rau xanh chứa chất xơ.

– Ăn gan, cá ngừ để bổ sung chất sắt cho cơ thể.

– Bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như khoai lang, mật ong…

VI – Bệnh trĩ nội chữa như thế nào? Cách chữa trị bệnh trĩ nội hiệu quả

Tùy vào từng tình trạng, mức độ sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Khi bệnh mới ở cấp độ 1 bạn có thể áp dụng các cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày thì bạn nên đi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ nội:

1. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng rau diếp cá

Chữa trị nội bằng rau diếp cá đang là cách được nhiều người áp dụng tại nhà. Có nhiều cách được truyền lại như đắp diếp cá quanh hậu môn, xông hậu môn hay đơn giản là ăn lá diếp cá.

Cách chữa trĩ nội bằng rau diếp cáChữa trĩ nội bằng rau diếp cá

Phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn nhưng hiệu quả mang lại chậm. Vì vậy, bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.

2. Thoa dầu dừa vào hậu môn

Đây cũng là một trong mẹo chữa bệnh trĩ nội mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E và các hoạt chất chống oxy hóa, một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa vì vậy bạn có thể lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ 5 -10 phút rồi rửa sạch để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

3. Dùng nha đam

Những hoạt chất có trong nha đam sẽ có tác dụng chống viêm, giảm ngứa do búi trĩ gây nên. Bạn có thể lấy gel nha đam để thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống chống táo bón giúp cho việc đi ngoài dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể điều trị bệnh trĩ bằng thuốc nam. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.

4. Dùng thuốc trị bệnh trĩ nội

Một số loại thuốc tân dược có thể được sử dụng trong điều trị trĩ nội nhằm kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, để biết bệnh trĩ nội nên uống thuốc gì trước tiên bạn cần đi thăm khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và mức độ mới kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Sau khi thăm khám bác sĩ có thể kê các thuốc toàn thân uống: daflon 500mg hoặc thuốc tại chỗ như Proctolog viên đặt hậu môn hoặc dạng cream bôi… Việc dùng thuốc thường áp dụng trong trường hợp trĩ nội độ 2 trở xuống, với trĩ nội độ độ 3 tùy trường hợp mà có thể dùng thuốc trị bệnh trĩ nội độ 3 hoặc can thiệp phẫu thuật.

Những loại thuốc trị bệnh trĩ nội hiệu quả khá nhanh. Tuy nhiên, người dùng không nên lạm dụng quá mức. Tốt nhất nên tham khảo và thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

5. Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật thường được các bác sĩ chỉ định chữa bệnh trĩ nội độ 3 hoặc độ 4. Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học công nghệ bạn có thể tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật hiện đại như:

– Đốt laser: Phương pháp này sẽ tác động chùm tia laser vào búi trĩ thông qua ống kính có chứa CO2 để cắt búi trĩ.

– Chích xơ hoá búi trĩ: Bệnh trĩ nội và cách chữa này sẽ được bác sĩ tiêm một lượng chất gây xơ nhất định vào trong búi trĩ. Khi đó, máu sẽ không thể lưu thông để nuôi búi trĩ và búi trĩ sẽ dần dần tự mất đi.

– Phương pháp Longo: Phương pháp này chữa bệnh trĩ nội ra máu. Bác sĩ sẽ sử dụng mũi khâu vòng rồi cắt khoang niêm mạc trĩ trực tiếp trên đường lược. Nhờ thao tác này mà máu lưu thông bị giảm bớt và búi trĩ cũng sẽ teo nhỏ lại.

– Phương pháp HCPT: Phương pháp này được đánh giá có mức độ chính xác cao và phục hồi nhanh chóng. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần mục đích để đông tế bào và hình thành các nút thắt mạch máu. Sau đó sẽ dùng dao điện để tiến hành cắt bỏ búi trĩ ngay trong ống hậu môn.

Để biết bệnh trĩ nội cách điều trị nào hiệu quả an toàn bạn nên đi thăm khám và thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

VII – Cách phòng tránh bệnh trĩ nội

Để phòng tránh bệnh trĩ nội và trĩ ngoại bạn nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

Có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ từ rau xanh và hoa quả. Hạn chế ăn đồ cay nóng, không uống các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, nước uống có ga…

Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng là biện pháp giúp bạn phòng bệnh trĩ nội và ngoại.

Bệnh trĩ nội kiêng ăn gìXây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh trĩ

Nên tập đi vệ sinh đúng giờ và không nên nhịn đi vệ sinh. Việc làm này sẽ giúp bạn phòng ngừa trĩ nội hiệu quả.

Ngoài ra bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ như vậy sẽ đè ép lên vùng xương chậu và áp lực lên tĩnh mạch của hậu môn. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây nên bệnh trĩ. Do đó bạn cần có kế hoạch nghỉ ngơi giữa giờ nên đứng lên đi lại một lát.

Nếu như bạn bị táo bón kéo dài hãy tham khảo và sử dụng viên đặt hậu môn Eglidons. Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón nhanh chóng, hiệu quả giúp bạn đi ngoài dễ dàng. Từ đó giúp bạn phòng tránh mắc phải bệnh trĩ do táo bón gây nên một cách hiệu quả.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội mà chúng tôi chia sẻ. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn thắc mắc nào về bệnh trĩ hoặc muốn được tư vấn cụ thể hơn về viên đặt hậu môn Eglidons hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

MUA EGLIDONS VÀ EGLIDONS KID Ở ĐÂU?

Eglidons và Egldons Kid được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ nhà thuốc gần bạn TẠI ĐÂY!

Đặt mua các sản phẩm khác của Đại Bắc Group tại:

    Hoặc mua ngay tại đây:

    Để chống lại thư rác, hãy giải bài toán dưới đây:
    + 18 = 20

    • Eglidons Kid: 208.000đ/hộp

    • Eglidons: 220.000đ/hộp

    Tổng: 0 vnđ