Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị

Nhiều người khi mắc bệnh trĩ ngoại đang phải chịu đựng những triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây nên. Bệnh có thể điều trị hiệu quả nếu như xác định chính xác nguyên nhân và nhận biết kịp thời. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu rõ hơn về trĩ ngoại thì đừng bỏ qua những thông tin trong bài viết này.

I – Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ được chia thành 2 loại chính là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Tuy nhiên, có nhiều người không biết bệnh trĩ ngoại là như thế nào? Bạn có thể hiểu đơn giản bệnh trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở phía dưới đường lược bị giãn ra và gấp khúc nổi lên. Khi đó chúng sẽ bị che phủ bởi một lớp da mỏng và được gọi là búi trĩ.

Nếu như quan sát có thể thấy rõ các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh. Chúng chồng chéo, đan xen với nhau bên trong búi trĩ.

Nếu bệnh trĩ ngoại nhẹ có thể không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Nếu người bệnh chủ quan không có cách trị bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn và khó chữa trị được dứt điểm. Lúc đó, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như bị viêm nhiễm hậu môn.

II – Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại 

Muốn biết bệnh trĩ ngoại chữa bằng cách nào đạt kết quả tốt nhất trước tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân và mức độ của bệnh. Có thể thấy, trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có không ít những thói quen hàng ngày tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

– Do thói quen ngồi nhiều, ít vận động hoặc có thể do thường xuyên mang vác các vật nặng quá sức. Trường hợp này thường gặp ở những người làm việc văn phòng.

Bệnh trĩ ngoại là gìNgồi nhiều là một trong những nguyên nhân gây trĩ ngoại

Táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân gây trĩ ngoại. Bởi táo bón sẽ khiến cho phân khô cứng và gặp khó khăn mỗi lần đi ngoài. Khi đó, bạn sẽ phải rặn nhiều làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trĩ đồng thời làm vòng thắt hậu môn bị giãn theo gây nên bệnh trĩ. Nguyên nhân này thường gây bệnh trĩ ngoại ở bà bầu.

– Nếu như thường xuyên ăn uống thiếu chất xơ cũng có thể tăng nguy cơ mắc trĩ ngoại. Vì khi cơ thể thiếu chất xơ sẽ gây ra tình trạng táo bón và giãn phình tĩnh mạch trĩ từ đó dẫn tới bệnh trĩ.

– Một số thói quen hàng ngày cũng có thể gây nên trĩ ngoại như do ngồi xổm quá lâu, rặn nhiều mỗi lần đi ngoài hoặc do quan hệ đồng tính nam.

– Những người thường xuyên ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu hoặc uống nhiều bia rượu cũng có nguy cơ bị trĩ ngoại cao hơn.

Trong quá trình mang thai và sau khi sinh đẻ cũng có thể bị trĩ. Bệnh trĩ ngoại khi mang thai thường do bà bầu bị táo bón kéo dài, sức khỏe yếu hơn, điều đó cũng đồng nghĩa là hệ thống tĩnh mạch cũng yếu hơn.

Không chỉ vậy, ở giai đoạn cuối thai kỳ thai nhi lớn sẽ chèn ép và cản trở lưu thông máu trở về tĩnh mạch chủ dưới. Đây là 2 yếu tố chính gây nên và gia tăng bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, một số người bị trĩ ngoại cũng có thể do mắc phải một số bệnh lý toàn thân như bệnh hô hấp, bệnh rối loạn tiêu hóa. Theo đông y những bệnh lý này thường khiến cho khí yếu và có thể gây bệnh trĩ.

( Xem thêm: Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa trị)

III – Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội, tuy nhiên, nhiều người tỏ ra chủ quan với sức khỏe nên khi nhận thấy các triệu chứng không tìm cách điều trị. Nhiều người không được điều trị trĩ ngoại kịp thời có thể gặp phải nhiều biến chứng như:

– Tắc mạch và sa nghẹt búi trĩ.

– Làm ảnh hưởng đến thần kinh bởi bệnh trĩ ở cấp độ 3, 4 sẽ gây đau đớn khiến người bệnh vừa phải chịu đau, vừa giấu bệnh nên tạo áp lực mệt mỏi, lo âu và dễ nổi nóng. Điều này sẽ khiến cho chất lượng cuộc sống bị giảm sút rất nhiều.

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm khôngNgười bệnh bị trĩ ngoại có thể đau rát vùng hậu môn

Nếu không sớm nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị không phù hợp còn có thể khiến cho người bệnh bị thiếu máu, nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

– Nhiều phụ nữ khi bị bệnh trĩ sẽ có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao hơn bình thường. Bởi bệnh trĩ xảy ra ở vùng hậu môn gần cơ quan sinh dục do đó dễ gây viêm phụ khoa đặc biệt là ở thời điểm mang thai và sau sinh.

– Rối loạn chức năng hậu môn cũng là một trong những biến chứng mà người bệnh có thể phải đối mặt khi bị trĩ ngoại.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm trên, bạn nên tìm cách chữa bệnh trĩ ngoại ở cấp độ 1 không nên để bệnh tiến triển nặng sang các cấp độ khác.

IV – Bệnh trĩ ngoại có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ ngoại có tự hết không là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay. Bởi hầu hết người bệnh thường có tâm lý e ngại, xấu hổ không dám đi thăm khám.

Trĩ ngoại không thể tự khỏi nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời. Để có thể điều trị bệnh tận gốc thì người bệnh cần phải được thăm khám xác định nguyên nhân và mức độ bệnh, từ đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.

V – Trĩ ngoại có mấy cấp độ?

Phân cấp độ trĩ ngoại sẽ giúp cho người bệnh biết được mức độ nặng nhẹ để từ đó có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Trĩ ngoại được phân thành 4 cấp độ sau:

1. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 1

Đây là bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu và triệu chứng cũng chưa rõ ràng. Do đó, nhiều người thường chủ quan và không tìm biện pháp khắc phục sớm. 

Trĩ ngoại cấp độ 1 thường có những biểu hiện sau:

Khi bệnh ở cấp độ 1 trĩ cương tụ và có thể gây chảy máu. Nếu thấy có máu mỗi lần đi ngoài bạn nên đi đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời tránh để cho bệnh trĩ ngoại nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn không biết biểu hiện của bệnh trĩ ngoại như thế nào thì có thể dựa vào dấu hiệu đau rát vùng hậu môn khi bệnh ở cấp độ 1.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1hình ảnh về bệnh trĩ ngoại 

Cảm giác này sẽ xuất hiện rõ nhất trong và sau mỗi lần đi vệ sinh. Cũng có nhiều trường hợp bị đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt là khi ngồi. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

– Búi trĩ có thể có màu sẫm hoặc hồng nhạt. Kích thước búi trĩ lúc này khó nhỏ chỉ bằng hạt đỗ xanh giống như một cục thịt thừa.

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên bạn nên tìm cách chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu. Không nên chủ quan có thể khiến cho bệnh năng hơn từ đó việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn hơn.

2. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 2

Trĩ cấp độ 2 là giai đoạn kế tiếp của trĩ ngoại cấp độ 1 do tâm lý chủ quan của người bệnh. Ngoài ra, do lối sống không khoa học, ăn uống bất hợp lý, táo bón kéo dài khiến hậu môn chịu nhiều áp lực khiến cho các tĩnh mạch căng giãn quá mức làm cho các tĩnh mạch bị sưng và gây viêm loét vùng hậu môn trực tràng.

Trĩ cấp độ 2 thường có một số biểu hiện như:

– Viền hậu môn bị sưng vù.

– Cảm giác đau hậu môn nhiều hơn đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh.

– Trước và sau hậu môn xuất hiện các đám rối tĩnh mạch lồi lên.

– Có tình trạng tiết dịch ở hậu môn khiến cho vùng da bị ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.

Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại cấp độ 2 và sớm nhận biết qua các triệu chứng trên sẽ giúp bạn tìm được cách chữa trị hiệu quả nhất.

3. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 3

Bệnh trĩ ngoại độ 3 thường có một số dấu hiệu như:

Búi trĩ lớn gây chèn ép, tắc nghẽn hậu môn và mỗi lần đi ngoài sẽ khó khăn.

Một dấu hiệu bệnh trĩ ngoại cấp độ 3 khác đó chính là búi trĩ sa ra ngoài hậu môn và bị cọ sát gây chảy máu.

– Hậu môn luôn bị ẩm ướt, ngứa ngáy.

– Đi ngoài khó khăn kèm theo đó là chảy máu tươi và dịch nhày.

4. Bệnh trĩ ngoại cấp độ 4

Trĩ ngoại cấp độ 4 là tình trạng nặng nhất của bệnh, lúc này nếu người bệnh không tìm cách chữa trị sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cấp độ này xảy ra khi người bệnh không có sự can thiệp ở các cấp độ trước.

Khi bệnh ở giai đoạn 4 sẽ có một số dấu hiệu để nhận biết như:

– Đi ngoài ra máu tưới, lượng máu chảy nhiều hơn có thể chảy nhỏ giọt hoặc từng tia.

– Khi thăm khám có thể thấy hiện tượng tụ máu ở búi trĩ. Người bệnh có cảm giác sưng và đau đớn ở vùng hậu môn.

– Các búi trĩ sưng và dễ bị nhiễm trùng mưng mủ tăng nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn.

– Mỗi lần người bệnh vận động mạnh sẽ có cảm giác đau rát hậu môn.

– Tại các vị trí nếp gấp hậu môn có tình trạng bị sung huyết và kèm theo dịch nhầy. Rìa mép hậu môn có nhiều tĩnh mạch bị gấp khúc, tắc nghẽn mạch máu.

VI – Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả

Có nhiều cách điều trị trĩ ngoại khác nhau, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất cần dựa vào nguyên nhân và mức độ tình trạng để lựa cách tốt nhất.

1. Giảm bớt các triệu chứng bằng cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà

Để giảm đau và ngứa vùng hậu môn bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Tắm nước ấm: Khi tắm bạn nên dùng nước ấm để ngâm cả người trong khoảng 20-30 phút. Hoặc bạn có thể ngâm hậu môn với nước ấm ngày 2-3 lần, đặc biệt là sau mỗi lần đi đại tiện.

Chườm đá: Đây là cách giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát khó chịu ở vùng hậu môn. Bạn đặt một túi nước đá rồi chườm vào hậu môn, thực hiện cách này nhiều lần trong một ngày.

Bôi kem: Có một số loại kem giúp giảm đau ngứa do trĩ ngoại gây nên hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh nên thực hiện đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trịDùng kem bôi để giảm đau và ngứa do trĩ ngoại gây nên

Giảm triệu chứng khó chịu:

   + Nên ngồi xổm khi đi vệ sinh, tư thế này sẽ giúp cho trực tràng tống phân ra bên ngoài thuận tiện hơn.

   + Nên ngồi lên đệm thay vì bề mặt cứng để giảm đau nhức do trĩ ngoại gây nên.

   + Chọn quần lót thấm hút mềm mại dễ chịu.

   + Người bị trĩ ngoại nên giữ hậu môn sạch sẽ hàng ngày.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng đông y cũng là cách được nhiều người lựa chọn hiện nay. Bạn có thể tham khảo và áp dụng một số cách như:

2. Trị bệnh trĩ ngoại bằng rau diếp cá

Diếp cá có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt nên bạn có thể dùng điều trị trĩ ngoại. Đây cũng được xem là cách chữa bệnh trĩ ngoại dân gian an toàn hiệu quả được nhiều người lựa chọn. 

Với cách này bạn có thể ăn lá diếp cá sống hoặc dùng lá diếp cá khô đun lên để cho nước ấm để ngâm hậu môn.

3. Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không

Trong lá trầu không chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn, kháng sinh mạnh và ức chế vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn. Vì vậy, bạn có thể dùng trầu không để trị trĩ ngoại. Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ ngoại sau sinh được nhiều mẹ áp dụng. 

Bạn có thể dùng lá trầu không để xông hoặc ngâm hậu môn. Chuẩn bị 15-20 lá trầu không rửa sạch đun với nước trong vòng 10 phút sau đó để nước nguội bớt rồi xông hậu môn trong khoảng 10-15 phút, ngày thực hiện 1-2 lần để đạt kết quả tốt. 

4. Chữa bệnh trĩ ngoại bằng dầu dừa

Việc dùng dầu dừa trị trĩ ngoại khá đơn giản. Người bệnh chỉ cần dùng dầu dừa bôi trực tiếp vào búi trĩ nằm ngay rìa hậu môn.

Tuy nhiên, khi thực hiện người bệnh cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ dùng vải sạch để thấm dầu dừa rồi bôi. Ngày thực hiện khoảng 2-3 lần và áp dụng đều từ 4-6 tuần sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Những phương pháp này khá an toàn, lành tính, nhưng chỉ phù hợp chữa trị bệnh ở giai đoạn đầu hoặc chữa bệnh trĩ ngoại ở trẻ em mức độ bệnh nhẹ.

Tính hiệu quả của các bài thuốc sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người. Nếu như bệnh ở cấp độ nặng thì các phương pháp trên gần như không còn hiệu quả. 

5. Dùng thuốc tây y

Sử dụng thuốc điều trị trĩ ngoại cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, cũng có không ít người thắc mắc không biết bệnh trĩ ngoại uống thuốc gì? Bệnh trĩ ngoại uống thuốc có hết không? Để được giải đáp vấn đề trên một cách chính xác nhất bạn nên đi thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số loại thuốc tây y dùng điều trị trĩ ngoại như:

– Thuốc đường uống: thuốc giảm đau (paracetamol, ibubrofen), thuốc trợ tĩnh mạch (daflon)…

– Thuốc đặt: proctolog, titanoreine…

– Thuốc bôi tại chỗ: Hydrocortisone, proctolog cream, titanoreine…

Các loại thuốc trên có tác dụng tăng tính thẩm thấu, giảm sưng đau, tăng độ bền vững cho thành mạch, cầm máu và co búi trĩ. Đối với loại thuốc bôi, thuốc đặt sẽ có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, chống viêm…

Sử dụng thuốc tây y là cách chữa bệnh trĩ ngoại không cần phẫu thuật hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả cao bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.

6. Áp dụng biện pháp ngoại khoa

Nếu bạn đang lo lắng bệnh trĩ ngoại làm sao hết hay bệnh trĩ ngoại có thể chữa khỏi không khi đã chuyển sang cấp độ 3 hoặc 4 hãy áp dụng các biện pháp ngoại khoa. Ngày nay, có nhiều phương pháp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ như: Đốt, chích xơ, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo.

Với trĩ ngoại chỉ nên áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại hậu môn có nhiều cơ quan thụ cảm khi áp dụng các phương pháp sẽ gây đau đớn và chảy nhiều máu. 

(  → Xem thêm cách điều trị bệnh trĩ sau sinh TẠI ĐÂY)

VII – Cách phòng tránh bị trĩ ngoại 

Để phòng tránh trĩ ngoại bạn nên áp dụng một số phương pháp sau:

– Nên ăn đủ chất xơ để tránh táo bón kéo dài. Nếu bạn chưa biết bệnh trĩ ngoại nên ăn gìbệnh trĩ ngoại nên kiêng ăn gì hãy tham khảo ngay một số thực phẩm sau:

 + Nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ từ ra quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt.

 + Không nên ăn các đồ ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản…

 + Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả…

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhàTập thể dục để phòng tránh trĩ ngoại

Tăng cường vận động thể chất cũng giúp ngăn chặn trĩ ngoại.

Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày.

Nếu như táo bón kéo dài nên đi thăm khám bác sĩ.

Trong trường hợp bị táo bón kéo dài bạn có thể tham khảo và sử dụng viên đặt hậu môn Eglidons. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị táo bón an toàn và hiệu quả phù hợp với nhiều người từ trẻ em cho đến phụ nữ mang thai người lớn tuổi.

Trên đây là tổng hợp các thông tin từ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trĩ ngoại mà bạn nên nắm được. Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ trực tiếp với dược sĩ qua hotline miễn cước 1800.1125.

Đánh giá

Bình luận (0)

Trả lời

Chưa có bình luận nào. Hãy là người đầu tiên bình luận trong bài.

MUA EGLIDONS VÀ EGLIDONS KID Ở ĐÂU?

Eglidons và Egldons Kid được bán phổ biến tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem địa chỉ nhà thuốc gần bạn TẠI ĐÂY!

Đặt mua các sản phẩm khác của Đại Bắc Group tại:

    Hoặc mua ngay tại đây:

    Để chống lại thư rác, hãy giải bài toán dưới đây:
    47 − 43 =

    • Eglidons Kid: 208.000đ/hộp

    • Eglidons: 220.000đ/hộp

    Tổng: 0 vnđ